Là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, Hồng Lĩnh (洪嶺) còn có tên gọi Ngàn Hống, tên chữ là Hồng Sơn (洪山), tên dân gian: Krung, Rú Hôống (cũng đọc là Hống), tên biệt hiệu: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng. Đây chính là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ.
Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận thị xã Hồng Lĩnh và ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Lộc Hà. Cách thành phố Vinh 1 km về hướng Nam, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 15 km về phía Bắc.
Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam. Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách Khoa Thư Cửu Đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7-1836).
< Dãy Hồng Lĩnh chìm trong sương sớm.
Truyền thuyết kể rằng núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh. Tương truyền, Núi Hồng Lĩnh do một ông khổng lồ không rõ tên tuổi (dân gian Hà Tĩnh gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Xếp được 99 hòn núi, còn một hòn cuối cùng thì ông Đùng đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam mà thành rú Rum. Ở một số nơi thuộc vùng núi Hồng Lĩnh lại lưu truyền truyền thuyết rằng: Ngày xưa, thủa khai thiên lập địa, vùng đất Nghệ An Hà Tĩnh này núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này vùng kia.Dulichgo
Thủa ấy, có hai người khổng lồ là Ông Đùng, Bà Đùng nhiều lần giúp đỡ dân trong vùng. Ông Đùng rất thích bà Đùng nên một hôm sớm tinh mơ đến ngỏ ý. Bà Đùng nói trước khi gà gáy ngày mai ông Đùng phải xếp được 100 ngọn núi thì bà Đùng đồng ý làm vợ. Vậy là ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi xếp lại, ông làm việc quên cả ăn. Lúc xếp được 99 ngọn núi thì cũng lúc bà Đùng tỉnh dậy, thấy ông Đùng đang xếp núi nên đùa cho vui bằng việc giả tiếng gà gáy.
Ông Đùng đang di chuyển một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy gà gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Do đó mà núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, còn một ngọn bị ông Đùng bỏ lại chính là núi Quyết ở bờ bắc sông Lam. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.
Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: Thủa xưa, khi vùng Hà Tĩnh là đất của nước Văn Lang, vua Hùng Vương đi tìm nơi định đô mới, vua đi khắp đất nước nhằm tìm vùng đất thích hợp đóng đô. Vua nghe tin vùng Việt Thường thủa xưa đặt kinh đô ở Ngàn Hống. Hùng Vương đích thân dẫn đoàn tùy tùng đến xem. Lúc Hùng Vương đến nơi, bỗng thấy trên trời có 100 con Phượng Hoàng đang bay lượn, trông rất đẹp.
Dulichgo
Hùng Vương mừng lắm, cho rằng đất đóng đô đây rồi. Ngờ đâu 100 con Phượng Hoàng bay về núi đậu trên 99 đỉnh Ngàn Hống, còn một con đầu đàn không có chỗ đậu nên bay đi, thấy vậy cả đàn Phượng Hoàng cũng bay theo. Hùng Vương nhìn thấy liền cho rằng là điều không may, nói nơi này không thể làm kinh đô.
Núi Hồng Lĩnh còn gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiện tu hành, tạo nên chùa Hương Tích Hà Tĩnh.
Dulichgo
Mạch dãy núi này chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chiều dài hơn 30 km, từ nam bến thuỷ vào đến bắc Cửa Sót. Chia làm 3 nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của dãy núi Pu Lai Leng (tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước với đỉnh cao nhất 2711m (Rào Cỏ).
Hồng Lĩnh có hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Tính từ tây bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi, Mũi Rồng, Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên. Nhiều ngọn được mang tên kỳ thú do người đời đặt và lưu truyền.
Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như truông: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng...
Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương. Những khe suối ở Hồng Lĩnh không lớn lắm nhưng có điều kỳ lạ là quanh năm không bao giờ cạn nước, 4 mùa thì mùa nào mùa ấy nước suối cũng trong xanh.
Dulichgo
Về tài nguyên, núi Hồng Lĩnh có rừng thông rộng hơn 11.000ha do lâm trường Hồng Lĩnh quản lý, rừng phòng hộ theo dự án 327, ngày một phủ xanh đồi trọc. Cùng với rừng cây, thì chim muông về theo, ngày càng đông đúc hơn.
Về di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản văn hoá- lịch sử, từ các di tích như:
- Đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ.
- Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông.
- Luỹ Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp và nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan đến núi Hồng như: Ông Đùng xếp núi, truyền thuyết về kinh đô của Vua Hùng.... và với 7 sắc phong và 1 công lệnh thời Lê, Cùng với biết bao nhiêu giai thoại, thần thoại khác.
Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có những ngôi rất cổ như:
Dulichgo
- Chùa Hương Tích.
- Chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần).
- Cụm Quần thể di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp tỉnh vào đầu năm 2012 và đang hoàn tất hồ sơ kiến trúc nghệ thuật đề nghị bộ VHTT DL xếp hạng cấp Quốc gia năm 2013 [Rú Tiên] Chùa Tiên Sơn,Đền Thánh, Miếu Bà Chúa kho, Đền Tiên,Tứ phủ Trần Triều,Tam tòa thánh mẫu, Theo đó hàng Năm lễ hội Tiên Sơn khai hội vào ngày 15/tháng giêng âm lịch, Quy mô lớn trang nghiêm trịnh trọng hoành tráng để phục vụ du khách du xuân đi hội Tiên Sơn.
Lễ hội truyền thống tại đây gồm:
- Lễ hội chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Chùa được xây dựng đời nhà Trần, thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 18/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa. Lễ hội được tổ chức rất trang nghiêm. Giống như chùa Hương ở Hà Sơn Bình, quần thể chùa Hương ở Hà Tĩnh gồm có thượng điền (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Ngoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm... và luôn tịnh yên giữa rì rào gió lá rừng trúc, rừng thông cùng tiếng thác đổ trầm đều từ bốn phía trên đỉnh núi. Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến viếng. Đông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Năm 1990 chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh.Dulichgo
- Lễ hội chùa Chân Tiên ở xã Thịnh Lộc - Can Lộc được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Đua thuyền Truyền thống đầu xuân 03 04 Tết Nguyên Đán ở Trung Lương.
- Lễ hội Văn Hóa Tiên Sơn suốt tháng giêng hàng Năm.
- Lễ hội: Đền cả (Dinh Đô Quan Hoàng mười). Được xây dựng vào năm 1060 thời nhà Lý vua Lý Thánh Tông về sau được trùng tu bởi thời nhà Lê bởi vua Lê Ý Tông 1726 và đến triều nhà Nguyễn (1427).
Trải qua ngàn năm lịch sử, Hồng Lĩnh đã tích tụ được khí chất con người xứ Nghệ và trở thành biểu tương văn hóa của một vùng. Cũng đã trải qua bao công cộc dựng nước và giữ nước, giờ đây trên núi vẫn còn giữ được những dấu tích lịch sử và văn hóa có giá trị thu hút khách du lịch từ mọi nơi tới đây.
Nguồn:dulichtafi.blogspot.com
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét