(BACM) - Kinh xáng Chắc Băng dài hơn 40km, nối liền từ ngã ba Sông Trẹm (Thới Bình) đến Cạnh Đền, Chắc Băng - sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng, đồng thời ghi dấu nhiều giai thoại về nhân nghĩa, khí tiết vẹn tròn của đất và người.
< Điểm giao giữa Sông Trẹm và kinh Chắc Băng luôn nhộn nhịp phương tiện qua lại.
Ngày xưa, Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Có nhiều giai thoại về con kinh này được truyền miệng, nổi bật là giai thoại về vua Gia Long - vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn khi chạy loạn qua vùng đất này, lâm trọng bệnh. Câu nói của vua: “Trẫm chắc băng”, được bà con lấy đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà, hay kinh Chắc Băng.
< Diện mạo nông thôn mới, cuộc sống mới bên dòng Chắc Băng.
Dulichgo
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc, kinh Chắc Băng ghi dấu những chiến công và tấm lòng của người dân dọc hai bờ kinh với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ. Bên bờ Chắc Băng, má Lê Thị Sảnh đã nâng niu cây vú sữa, gửi cán bộ tập kết kính tặng Bác Hồ. Kinh Chắc Băng còn là nơi che chở cho các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Võ Văn Kiệt... hoạt động cách mạng trong những năm tháng kháng chiến ác liệt.
Câu chuyện nghĩa khí của lão nông Sáu Quân đã bỏ ra 2 tỷ đồng xây cầu bắc ngang kinh Chắc Băng để bà con vào viếng Phủ thờ Bác Hồ (xã Trí Lực, huyện Thới Bình) được dễ dàng, càng tô thêm nét đẹp cho vùng đất, con người nơi đất phương Nam.
< Từ lâu, dòng Chắc Băng đã lưu giữ nét đẹp đặc trưng của chợ nổi Vĩnh Thuận.
Dulichgo
“Gánh vác” nhiều nhánh sông, kênh, rạch, ngày nay kinh xáng Chắc Băng phục vụ đắc lực nhu cầu giao thương, sản xuất. Dọc hai bờ kinh là những ngôi nhà khang trang, tiện nghi... Tất cả như điểm sắc hồng cho Chắc Băng hôm nay.
Nguồn:dulichtafi.blogspot.com
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét