Cột cờ Thành Nam nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa, biểu tượng khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc.
Theo “Đại Dư Thuế Lệ”, Cột cờ Thành Nam được xây dựng năm Gia Long thứ 11 (1812) cùng thời với Cột cờ Hà Nội ở phía nam nội thành, cách Vọng Cung khoảng 100m.
Cột cờ cao 23,84m, gồm 3 phần chính: chân đế (phần bệ), thân cột và vọng canh, xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm, kích thước 0,30m x 0,14m x 0,07m.
Sân Cột cờ được lát bằng gạch màu nâu đen, kích thước 0,28m x 0,28m x 0,07m, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía nam đặt hai khẩu thần công.
Dulichgo
Chân đế gồm hai bệ hình vuông thu dần từ dưới lên. Bệ dưới mỗi cạnh dài 16,33m; cao 2,40m. Hai phía Đông và Tây có hai cầu thang gồm 10 bậc, xây bằng gạch. Bệ trên mỗi cạnh dài 11,42m; cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can và trổ bốn cửa. Trên cửa Đông có hai chữ “Nghênh Húc”, cửa phía Nam có hai chữ “Hướng Quang”.
Thân Cột cờ cao 12,65m, thu nhỏ dần về phía trên với hai phần: phần dưới xây hình trụ bát giác, mỗi cạnh dài 2,20m; phần trên xây hình tròn đường kính đáy 3,25m.
< Cầu thang dẫn lên tầng 2.
Trong thân cột có cầu thang xoáy trôn ốc, gồm 54 bậc đi lên vọng canh, với 32 ô cửa sổ hình hoa thị. Phần vọng canh xây hình trụ tròn có hàng lan can, 4 cửa vòm và 8 ô cửa sổ nhỏ.
Ngày 27/3/1883, tàu chiến của thực dân Pháp từ sông Đào bắn phá thành Nam Định. Tại Cột cờ ở độ cao 11m về phía Nam có một vết đạn cắm sâu 4cm, đường kính 6cm. Ngày 10/12/1873, quân Pháp tấn công vào thành Nam Định, bao vây, chiếm được Cột cờ.
Năm 1967, đồng chí La Vĩnh Hào – tự vệ nhà máy dệt đã làm nhiệm vụ viễn tiêu tại đỉnh Cột cờ Thành Nam. Vào 10 giờ 10 phút sáng ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ ném bom đánh sập hoàn toàn Cột cờ.
< Ảnh xưa.
Ngày 29/6/1997, Cột cờ đã được phục dựng lại nguyên dạng trên nền đất cũ. Hai di vật còn giữ lại được từ thời Thiệu Trị là khẩu thần công đặt ở hai mặt chính và tấm bia đá khắc chữ “Kỳ đài – Thiệu Trị tam niên phụng tạo”.
Dulichgo
Cột cờ Thành Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Nhà nước theo Quyết định số 313 ngày 28/4/1962.
Cột cờ Thành Nam với gần hai thế kỷ tồn tại đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của đất nước và quê hương Nam Định, là biểu tượng về lòng yêu nước của nhân dân Thành Nam.
Nguồn:dulichtafi.blogspot.com
Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017
Di tích Cột cờ Thành Nam
Tags
# Di tích lịch sử
# Địa danh
# Thành phố tôi
Thành phố tôi
Nhãn:
Di tích lịch sử,
Địa danh,
Thành phố tôi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét