Đến Quảng Bình khám phá suối nước nóng Ngư Hóa - Du lịch Tafi Tour

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Đến Quảng Bình khám phá suối nước nóng Ngư Hóa

(KPDS) - Tọa ở phía thượng nguồn của dòng Rào Trổ, len lõi giữa màu xanh của đại ngàn núi rừng, suối nước nóng Ngư Hóa (thuộc huyện Tuyên Hóa) đang ngày ngày tuôn chảy dòng nước ấm. Khi tiết trời sang Đông se lạnh, tắm suối nước nóng này đang là địa điểm lựa chọn của nhiều người.

Xã Ngư Hóa là địa phương vùng rẻo cao của huyện Tuyên Hóa, đến đây bạn có thể men theo đường bộ hoặc ngược thuyền sông Gianh. Đối với những bạn đam mê du lịch, thích cảm giác "mạo hiểm” thì ngồi thuyền từ bến đò Minh Cầm vượt qua 13 con thác để đặt chân đến vùng đất nơi thượng nguồn này, quả thật là không còn gì thích thú bằng. Con thuyền nổ máy lướt băng băng ngược dòng sông Gianh, rồi rẽ vào dòng Rào Trổ.

Mỗi khi vượt thác, chiếc thuyền như lao lên không trung rồi đổ chồm xuống mặt nước, cảm giác sợ hãi xen lẫn thích thú khiến mọi người càng hào hứng khám phá. Rồi con thuyền như nghỉ ngơi sau những hiệp đấu vất vả khi đến khúc sông với mặt nước bình yên, uốn quanh những lèn đá vôi. Bên bờ sông, những xóm làng với mái ngói thâm nâu trông thật bình yên… Không bao lâu, vùng đất Ngư Hóa hiển hiện trước mắt, giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.
Dulichgo
Xã Ngư Hóa có địa hình khá hiểm trở nên trong những năm kháng chiến, đây là nơi trú chân của các cơ quan, ban, ngành đến sơ tán như xưởng dệt, Trường cấp 3 Lệ Thủy… Đặc biệt, đây còn là trạm trung chuyển hàng hóa từ Hà Tĩnh theo dòng Rào Trổ sang Quảng Bình để xuôi theo dòng sông Gianh vận chuyển vào phục vụ chiến trường miền Nam. Khi đất nước hòa bình, Ngư Hóa vẫn là vùng núi đồi hoang vu, đường sá đi lại cách trở nên dân cư thưa thớt.

Mãi đến năm 1985, Ngư Hóa mới bắt đầu chuyển mình phát triển theo thời gian. Ngày nay, thấp thoáng bên những vườn cọ chạy dài, những ngôi nhà ở Ngư Hóa như chứa đựng tình người mộc mạc, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Không biết cái tên Ngư Hóa có tự bao giờ nhưng có lẽ tên đất, tên làng và cả những nụ cười thân thiện của người dân nơi đây luôn luôn thủy chung, son sắt.

Suối nước nóng Ngư Hóa nằm lọt thỏm giữa khu vực núi rừng nguyên sinh. Dọc theo con suối, có nhiều mạch nước ngầm từ dưới lòng đất trào ngược lên mang theo hơi nóng, có nhiệt độ từ 80 – 90 độ. Suối nước nóng ở đây chảy quanh năm, dòng chảy đổ ra ngọn Rào Trổ, xuôi về sông Gianh.

Từ lâu, người dân Ngư Hóa đã sử dụng suối nước nóng – quà tặng từ thiên nhiên để phục vụ cuộc sống sinh hoạt. Theo các cụ cao tuổi ở đây cho biết, mỗi khi tắm ở con suối nóng cảm thấy người rất thoải mái, thần thái tỉnh táo, sung sức, không còn cảm giác mệt mỏi. Còn tại những vị trí phun nước nóng, hơi nước bốc lên trong như sương sa buổi sớm. Nhiều người ví von đây là nơi xông hơi từ thiên nhiên rất hiệu quả.
Dulichgo
Đến với suối nước nóng Ngư Hóa bạn có thể mang theo những quả trứng để luộc ngay tại lỗ phun nước nóng bên bờ suối. Sau khi luộc khoảng 15 – 20 phút, những quả trứng sẽ chín với hương vị rất đặc trưng. Suối nước nong này chỉ mới được biết đến vào dịp Hè năm nay. Khi thời tiết đã sang Đông, lên kế hoạch đi dã ngoại vào ngày cuối tuần khi trời đã se lạnh. “Vượt quãng đường xa để được tắm suối nước nóng thật là tuyệt. Cảm giác rất thích thú”.

Với địa hình núi rừng tuyệt đẹp, không chỉ có dòng suối nóng mà thiên nhiên ưu ái, Ngư Hóa còn ấn tượng với khách du lịch khi trải nghiệm cảm giác vượt chục con thác bằng thuyền nhôm trên dòng Rào Trổ. Du khách có thể thưởng thức những món ăn thủy sản dân giã từ ruộng đồng, sông suối quê hương…
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tìm hiểu về phong tục, bản sắc văn hóa quê hương hay ngắm nhìn những vườn cọ chạy dài theo các đường làng ở vùng quê sơn thủy hữu tình này.
Dulichgo
Theo Ông Nguyễn Thanh Phong, CT.UBND xã cho biết: “Nhận thấy tầm quan trọng của suối nước nóng Ngư Hóa, chúng tôi đang kêu gọi đầu tư, hy vọng thời gian tới, đây sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho mọi người. Trước mắt, để đảm bảo vệ sinh suối nước nóng Ngư Hóa, chúng tôi đã treo các tấm biển bảng với nội dung nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường“.

Nguồn:dulichtafi.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đóng